Bật mí các bước xây dựng những mẫu bài PR hay và hiệu quả

Để quảng bá cho một doanh nghiệp, sản phẩm, content quảng cáo là một trong những điều không thể thiếu. Làm sao để viết được một bài PR khiến cho người đọc ấn tượng và muốn tìm hiểu về doanh nghiệp, sản phẩm đó là cả một vấn đề. Trong bài viết này, Thiết Kế Website Nha Trang – Minh Duy Solutions sẽ hướng dẫn bạn cách để có thể viết ra được những mẫu bài PR hay nhất.

Bật mí các bước xây dựng những mẫu bài PR hay và hiệu quả

Bài PR là gì?

PR (Public Relations) còn được gọi là quan hệ công chúng, gồm những hoạt động có kế hoạch và chiến lược. Mục đích là để tạo nên danh tiếng cho thương hiệu, khẳng định giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Bài viết PR là một phần của những hoạt động này.
PR (Public Relations) còn được gọi là quan hệ công chúng, gồm những hoạt động có kế hoạch và chiến lược. Mục đích là để tạo nên danh tiếng cho thương hiệu, khẳng định giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.
Đây là những bài quảng cáo thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng và tạo dựng niềm tin cho khách hàng. Bài PR thương hiệu và sản phẩm cần có nội dung cuốn hút, câu chữ được trau chuốt mượt mà nhưng vẫn phải đảm bảo độ tin cậy, đúng trọng tâm. Đồng thời bài viết phải mang tới thông tin giá trị và hữu ích cho người đọc.

Lý do khiến bài PR thất bại

1. Tiêu đề hoặc mở bài không hấp dẫn

Khi người đọc tìm kiếm thông tin trên Google, kết quả trả về sẽ có hàng nghìn bài viết liên quan tới chủ đề. Những bài có tiêu đề hấp dẫn chính là yếu tố quan trọng thu hút người đọc click vào trang web. Một bài viết dù có nội dung hay và chất lượng nhưng tiêu đề thô cứng sẽ khó gây được ấn tượng và thuyết phục người dùng nhấn vào xem.
Thêm vào đó, phần mở bài sơ sài hoặc không liên quan tới chủ đề sẽ khiến người đọc nghi ngờ về chất lượng nội dung. Điều này khiến họ đánh giá thấp bài viết, thậm chí là thoát ngay khỏi trang web. Vì thế những mẫu bài pr hay cần một tiêu đề hấp dẫn cộng thêm phần mở bài đúng trọng tâm mới có thể thuyết phục người đọc.

2. Lỗi ngữ pháp

Lỗi tiếp theo người viết hay gặp là sai ngữ pháp, dù là người đã có thâm niên lâu năm cũng vẫn có thể mắc lỗi này. Cách để khắc phục là bạn cần đọc nhiều tài liệu, sách báo về content marketing. Qua đó, người viết sẽ học được cách hành văn, viết câu chữ sao cho chuẩn xác để có những mẫu bài PR hay.

3. Đạo văn

Lý do phổ biến nhất khiến bài PR thất bại chính là đạo văn, ăn cắp nội dung từ nguồn khác. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới danh tiếng của doanh nghiệp mà còn làm mất uy tín của chính người viết. Thuật toán của Google ngày càng thông minh nên dù có sử dụng cách thức nào để đạo văn thì việc bị phát hiện gần như là chắc chắn.
Giả sử bạn có thể đạo văn thành công thì việc lặp lại nội dung cũng khó gây chú ý với khách hàng. Người dùng thường bị thu hút bởi những thứ mới lạ và độc đáo nên những thứ cũ sẽ không khiến họ thích thú.

4. Không có kế hoạch phát triển rõ ràng

Những mẫu bài PR hay muốn thành công đều cần kế hoạch cụ thể và chi tiết. Kế hoạch giúp bạn biết chính xác mục tiêu bài viết cần hướng tới, các bước cụ thể để đạt được mục tiêu đó. Đồng thời còn giúp bạn biết được thời gian chính xác của deadline để sắp xếp công việc phù hợp.

5. Thiếu sự thấu hiểu

Điều khiến bài viết PR thất bại là không thấu hiểu được tâm lý khách hàng hoặc chưa thể hiện đúng về sản phẩm, dịch vụ công ty cung cấp. Do đó không đáp ứng được nhu cầu của người đọc nên họ không muốn tốn thời gian với sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

Tiêu chí của một bài viết PR

Những bài viết PR hay cần đạt được những tiêu chí sau:

1. Thực hiện đúng mục tiêu của doanh nghiệp

Bài PR dù ở dạng ảnh, Infographic, EMagazine hay bài truyền thống đều phải đáp ứng đúng mục tiêu của doanh nghiệp. Nếu chỉ tập trung vào câu chữ và hình ảnh mà không hướng tới mục tiêu chung sẽ khó đạt được hiệu quả kinh doanh.

2. Hướng đến đúng đối tượng khách hàng

Để có được một bài viết hiệu quả cần xác định khách hàng mục tiêu của chiến dịch PR. Sau đó tìm hiểu những vấn đề liên quan tới họ như:
  • Thói quen, hành vì và nhận thức hiện tại của khách hàng
  • Công việc, môi trường làm việc của khách hàng
  • Chủ đề hoặc vấn đề mà khách hàng đang quan tâm
Sau khi đã nắm được thông tin cụ thể, bạn chọn cách tiếp cận và hướng viết phù hợp với bài PR để thu hút được sự chú ý của nhóm khách hàng này. Có thể nói, bài PR chịu ảnh hưởng lớn từ khách hàng mục tiêu, vì vậy cần đầu tư nhiều công sức vào việc nghiên cứu nhóm này.

3. Thể hiện đúng thông điệp

Những mẫu bài PR hay không chỉ vì câu chữ được trau chuốt cẩn thận mà còn vì thông điệp đằng sau. Trước khi viết, bạn cần xác định thông điệp của bài là gì. Khi đó bạn sẽ biết mình cần viết gì để tránh lan man và truyền tải được điều muốn nói. Chỉ khi truyền tải được thông điệp và tác động đến nhận thức của người đọc thì bài PR mới thực sự thành công.

4. Đạt yêu cầu về nội dung và hình thức

Những mẫu bài PR hay phải đảm bảo đầy đủ, ngắn gọn và xúc tích. Nếu bài viết thừa ý hoặc thiếu ý sẽ khó để trở thành bài viết chuẩn. Vì thế bạn cần phân tích và làm rõ từng ý chính của bài PR. Hình ảnh trong bài cần có sự liên kết với nhau và liên quan tới chủ đề. Nội dung cung cấp cho người đọc cần chính xác và đáng tin cậy.

Các bước xây dựng những mẫu bài PR hay và hiệu quả

Bài PR yêu cầu người viết phải có kỹ thuật viết tốt, nắm rõ thông tin về thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Song song đó, bạn cần thấu hiểu insight khách hàng. Từ đấy, tìm ra cách viết hấp dẫn người đọc tìm hiểu và nảy sinh tâm lý muốn mua sản phẩm. Sau đây là các bước xây dựng những mẫu bài PR hay và hiệu quả bạn nên tham khảo:

1. Xác định rõ mục đích của bài PR

Mỗi doanh nghiệp sẽ có mục đích khác nhau khi viết bài PR. Có 4 loại mục đích sau khi viết bài PR:
  • Mẫu bài PR sự kiện như giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ mới
  • Bài PR thúc đẩy doanh số bán hàng
  • Bài PR để tăng mức độ nhận diện thương hiệu
  • Bài PR xử lý khủng hoảng truyền thông.

2. Tìm hiểu chủ đề cần viết

Để viết được bài, bạn cần xác định chủ đề cần viết là gì? Để chọn được chủ đề phù hợp với khách hàng mà bài viết hướng tới, bạn cần đặt mình vào vị trí của họ. Sau đó, bạn tiến hành tìm kiếm thông tin chi tiết về chủ đề. Bạn có thể dùng các nguồn như Internet, sách báo, tạp chí,… để tìm thông tin. Thông qua đó giúp bạn tìm được cách tiếp cận, diễn đạt và trình bày bài viết một cách tốt nhất.

3. Hiểu về khách hàng mục tiêu bài PR hướng đến

Khách hàng mục tiêu là đối tượng mới, có thể quan tâm tới sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp trong tương lai. Để tìm kiếm nhóm đối tượng này, bạn nên dùng traffic có sẵn hoặc nguồn paid traffic của các kênh báo online, báo giấy để truyền thông thương hiệu của mình tới những khách hàng tiềm năng này.
Trước khi tiến hành viết bài PR mẫu, bạn cần xác định rõ nhóm đối khách hàng mục tiêu. Khi xác định được rồi, bạn cần đáp ứng các tiêu chí sau đây vào bài viết.
  • Chọn phong cách ngôn ngữ phù hợp.
  • Bài viết PR cần được dẫn dắt một cách tự nhiên.
  • Cung cấp thông tin chân thực, hữu ích và đặc điểm nổi trội của sản phẩm để thuyết phục họ mua hàng.
  • Điểm khác biệt của doanh nghiệp so với đối thủ để khiến họ chọn bạn.
  • Giải quyết được vấn đề, rắc rối của khách hàng.

4. Tạo ra thông điệp cốt lõi của bài viết

Những mẫu bài PR hay không chỉ ở câu chữ mà còn hay ở thông điệp được truyền tải.
Ví dụ: Bạn viết một bài PR về chỉ nha khoa, thông điệp bạn muốn truyền tải là sử dụng chỉ nha khoa tốt cho răng miệng và đảm bảo độ thẩm mỹ. Khi người đọc hiểu được điều này, họ sẽ thay đổi nhận thức về vệ sinh răng miệng và có nhu cầu mua chỉ nha khoa. Từ đó giúp các đơn vị bán mặt hàng này gia tăng doanh số.
Có thể nói thông điệp của một bài PR không chỉ có lợi cho việc kinh doanh mà còn giúp thay đổi nhận thức và hành vi của một số nhóm khách hàng. Khi doanh nghiệp tạo ra được giá trị và lợi ích cộng đồng thì sẽ nhận được sự yêu quý và ủng hộ của công chúng.

5. Độ dài bài viết PR

Thực tế, độ dài bài viết PR về sản phẩm bị giới hạn. Đối với bài viết trên giấy tối đa là 300 chữ, còn các bài viết online tối đa là 650 chữ. Vậy nên bạn cần tập trung vào thông điệp cần truyền tải, sắp xếp bố cục hợp lý và rõ ràng, câu chữ chính xác. Cần tránh kiểu viết dài dòng khiến người đọc khó hiểu, không có được thông tin mong muốn.

6. Lên dàn bài, bố cục

Từ các thông tin đã thu thập được bạn xây dựng dàn ý cho bài viết. Việc này giúp bạn tổng kết lại toàn bộ thông tin, chia ý chính, ý phụ cho bài. Cách này giúp tránh viết lan man, thiếu trọng tâm làm thông tin không chất lượng. Trong quá trình viết, bạn có thể bổ sung thêm các mục thông tin, sắp xếp lại bố cục cho hợp lý và dễ đọc.
Ngoài ra, bạn nên sắp xếp các mục người đọc quan tâm nhất lên phía bên trên bài viết. Còn các mục ít được quan tâm hơn thì đẩy xuống dưới. Điều này khiến người đọc kiên nhẫn theo dõi hết bài hơn.

7. Tiến hành viết bài

Khi viết bài bạn cần chú ý đầu tư vào phần nội dung sao cho hấp dẫn để thu hút người đọc. Tránh viết lan man, tập trung vào việc cung cấp thông tin có ích cho người dùng. Quan trọng là cần điều hướng người đọc thực hiện hành động mà doanh nghiệp mong muốn. Trước tiên là hướng họ ghi nhớ tên sản phẩm hoặc dịch vụ, like/share bài viết, truy cập website,…
Cuối bài, bạn sẽ điều hướng họ tới hành động mua hàng. Tuy nhiên cần khéo léo dẫn dắt, tránh gây phản cảm.

8. Đọc lại bài và chỉnh sửa

Lặp từ và sai chính tả là lỗi cơ bản nhất mà hầu như nhiều người gặp phải. Đây cũng chính là lỗi khiến người đọc không có thiện cảm và khó chịu với bài viết. Để hạn chế lỗi này, bạn cần soát lại bài sau khi viết ít nhất 1 – 2 lần. Đồng thời kết hợp sử dụng công cụ check lỗi chính tả để sửa lại các câu chữ chưa đúng.
Ngoài ra thì bạn cũng có thể tìm hiểu Cách viết quảng cáo trên Facebook hay để có được những bài content chất lượng, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi nhé!

3 công thức để có những mẫu bài PR hay phổ biến nhất

Có nhiều công thức khác nhau để xây dựng nội dung bài viết. Tuy nhiên có 3 công thức được cả thế giới áp dụng để tạo nên những mẫu bài PR sản phẩm hay và hiệu quả. 3 công thức đó là:

1. Công thức PAS

Cụ thể công thức này đề cập tới:
  • P-Problem: Bài PR cần chỉ ra những vấn đề của người tiêu dùng đang gặp phải.
  • A-Agitate: Diễn giải một cách ngắn gọn và dễ hiểu những nguyên nhân, yếu tố đang khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng. Đồng thời triển khai vấn đề một cách hấp dẫn, tinh tế để thu hút được sự chú ý của người đọc.
  • S-Solve: Để kết thúc bài viết, bạn cần đưa ra giải pháp cho vấn đề của khách hàng kèm theo là kêu gọi họ hành động.

2. Công thức 3S

Công thức 3S gồm:
  • Start: Bài PR cần xoay quanh một “ngôi sao” cụ thể như người tiêu dùng, bản thân doanh nghiệp hoặc sản phẩm/dịch vụ. Cần tránh dùng quá nhiều nhân vật khiến bài viết bị rối gây hoang mang cho người đọc.
  • Story: Kể câu chuyện tiêu biểu nhất mà ngôi sao đã trải qua. Chú ý, cần chọn những chi tiết đặc sắc, ấn tượng để tạo ra sức hấp dẫn người đọc.
  • Solution: Nói về giải pháp hoặc hành động mà ngôi sao đã dùng để đạt đến thành công. Cần đảm bảo tính chân thật cho nội dung chứ không nên tập trung quá nhiều vào tính hấp dẫn.

3. Công thức Strings

Đây là lối viết theo kiểu liệt kê và tổng hợp, cung cấp thông tin hữu ích cho người đọc. Cách viết này tập trung vào sản phẩm và thương hiệu nên cần sự mạch lạc, rõ ràng, thống nhất và khách quan.
Trên đây là tổng hợp 3 công thức để có những mẫu PR hay mà những bạn tự học chạy quảng cáo Facebook cần biết. Những mẫu bài PR hay không chỉ thu hút người đọc mà còn giúp doanh nghiệp tăng cơ hội kinh doanh. Vì vậy bạn cần tuân thủ các quy tắc viết bài PR để tạo ra những bài viết chất lượng và hiệu quả.
Nguồn: ORI MARKETING AGENCY

Related Tags:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *