Để tăng khả năng cạnh tranh và phát triển thương hiệu của riêng mình, doanh nghiệp cần triển khai quảng cáo thương hiệu đến người tiêu dùng. Quá trình quảng bá muốn đạt hiệu quả, bạn cần nắm vững khái niệm cũng như những kênh và cách thức giúp quảng quảng bá hình ảnh thương hiệu tối ưu nhất.
Quảng cáo thương hiệu là gì?
Đây là chiến lược truyền thông cho thương hiệu, nhằm kết nối và xây dựng mối quan hệ bền vững giữa doanh nghiệp với khách hàng theo thời gian. Từ đó, tăng mức độ nhận diện được thương hiệu và tác động đến quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng, khi họ lựa chọn một thương hiệu cụ thể.
Chiến dịch quảng cáo thương hiệu được triển khai hướng đến các mục đích sau đây:
- Nhận được sự tín nhiệm và lòng trung thành của khách hàng với doanh nghiệp, trở thành sự lựa chọn đầu tiên khi người tiêu dùng ra quyết định mua hàng.
- Thiết lập sự nhận diện thương hiệu, giúp khách hàng dễ dàng nhận ra thương hiệu với những đặc điểm riêng biệt.
- Quảng cáo các mặt hàng, dịch vụ, tính năng cụ thể của thương hiệu nhằm giúp khách hàng nắm bắt được, góp phần làm tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm.
- Kết nối với các khách hàng tiềm năng về mặt trí tuệ lẫn cảm xúc, tạo những chuyển đổi tích cực từ phía khách hàng trong tương lai.
- Giúp doanh nghiệp vượt trội hơn trước mọi nỗ lực quảng bá của đối thủ cạnh tranh.
Đặc điểm của quảng cáo xây dựng thương hiệu
Nhà quảng cáo cần nắm được đặc điểm quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp, để làm cơ sở định hình quá trình trình thực hiện và cách thức đánh giá hiệu quả chiến dịch.
Dưới đây là một số đặc điểm của quảng cáo thương hiệu:
- Không thể đo lường: Là yếu tố thuộc về nhận thức của khách hàng nên sẽ rất khó để đo lường hiệu quả quảng cáo bằng những con số cụ thể, mà sẽ đánh giá bằng khả năng nhận diện của khách hàng với thương hiệu.
- Cần rất nhiều thời gian để thương hiệu đi vào trong tiềm thức đối tượng: Đây là quá trình lâu dài, cần kiên nhẫn mới đạt được hiệu quả về nhận diện thương hiệu, phải tiếp cận, lấy được lòng tin và tình cảm của khách hàng.
- Nội dung quảng cáo phải tạo sự khác biệt về sản phẩm: Đây là cách để ghi dấu ấn riêng biệt giúp khách hàng nhận biết sản phẩm, thuyết phục họ lựa chọn sản phẩm.
- Sử dụng đồng thời nhiều phương tiện truyền thông khác nhau: Như Digital, TVC, Event, báo chí… để đảm bảo thương hiệu tiếp cận tối đa khách hàng một cách tự nhiên.
- Tiếp cận được lượng lớn đối tượng khách hàng: Thu hút, tác động đến đại bộ phận khách hàng, nhất là đối tượng khách hàng tiềm năng.
- Là một hoạt động truyền thông phi cá thể: Áp dụng đa dạng kênh truyền thông và hình thức quảng cáo, cho phép tiếp cận cùng lúc nhiều khách hàng.
Phân biệt quảng cáo thương hiệu và quảng cáo phản hồi trực tiếp
Quảng cáo thương hiệu và quảng cáo phản hồi trực tiếp đều là những hình thức quảng cáo cho các doanh nghiệp và hướng tới khách hàng. Nhưng giữa chúng có nhiều điểm khác biệt rõ rệt như sau:
- Mục tiêu: Chạy quảng cáo thương hiệu nhắm đến gia tăng sự nhận diện thương hiệu, không yêu cầu hành động từ phía khách hàng. Quảng cáo phản hồi trực tiếp lại yêu cầu hành động cụ thể từ khách hàng, như để lại số điện thoại nhằm hướng đến mục tiêu bán hàng, tăng doanh số.
- Đặc điểm: Quảng cáo xây dựng thương hiệu không thể đo lường cụ thể hiệu quả của chiến dịch quảng cáo vì nó nằm trong tiềm thức của khách hàng. Trong khi quảng cáo phản hồi trực tiếp lại dễ dàng đo lường thông qua các số liệu về doanh số bán hàng.
- Kênh quảng cáo sử dụng: Quảng bá thương hiệu sử dụng hầu hết các phương tiện truyền thông đại chúng như: Báo, đài, biển bảng quảng cáo, mạng xã hội,… Còn quảng cáo phản hồi trực tiếp thường được thực hiện trên các nền tảng digital như web, email, zalo,…
Cách thức quảng cáo thương hiệu
Quảng cáo thương hiệu là chiến dịch lâu dài, phải có kế hoạch và cách thức triển khai cụ thể theo từng giai đoạn. Dưới đây là một số cách thức quảng bá thương hiệu hiệu quả mà doanh nghiệp có thể áp dụng trong các chiến dịch:
- Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu: Bao gồm nhiều thành phần khác nhau được đồng bộ trong quá trình xây dựng thương hiệu: Logo, phông chữ, màu sắc, sự hiện diện của web và hình ảnh.
- Tạo sự ảnh hưởng: Tạo được ảnh hưởng đến khách hàng và cả cộng đồng, có thể áp dụng nhiều cách quảng cáo để thực hiện nhưng cần thận trọng và đảm bảo sự uy tín cho thương hiệu.
- Xây dựng sự kết nối bền chặt với khách hàng tiềm năng: Nuôi dưỡng và duy trì kết nối khách hàng để tạo dựng sự trung thành và lan tỏa thương hiệu.
- Thực hiện quảng cáo thường xuyên: Tiến hành sau khi đã có lượng khách hàng ổn định và xây dựng được thương hiệu.
- Lồng ghép quảng cáo thương hiệu vào cùng chiến lược tiếp thị: Để tăng cường hiệu quả tiếp thị và khả năng nhận diện thương hiệu trong quá trình bán hàng.
- Đầu tư content quảng cáo: Không nên tập trung quảng bá sản phẩm, dịch vụ ngay mà hãy cho khách hàng thấy giá trị thương hiệu mà bạn hướng tới.
- Đồng bộ về thông tin, ý nghĩa của nội dung quảng bá: Nhằm tạo sự tin cậy, dấu ấn đặc biệt và không khiến người xem bị phân tâm, như vậy mới định vị tốt thương hiệu.
Kênh quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp hiệu quả
Việc quảng cáo mức độ nhận biết thương hiệu có thể tiến hành trên nhiều kênh để tuyên truyền, tiếp cận đến gần hơn với người tiêu dùng. Dưới đây là các kênh rất hiệu quả trong quảng cáo thương hiệu cho doanh nghiệp:
Quảng cáo ngoài trời
Đây là loại hình phổ biến trong các chiến dịch Marketing được nhiều nhãn hàng lớn áp dụng. Nó thường bao gồm hình ảnh nổi bật và thông điệp ngắn gọn, gây chú ý. Quảng cáo ngoài trời có các hình thức được sử dụng nhiều nhất như: Quảng cáo bằng các biển ở tầm cao (pano, trivision, billboard), biển tầm thấp (lightbox, điểm chờ xe bus), màn hình LED, sân bay, nhà ga,….Những kiểu quảng cáo này tác động hàng ngày, khiến người dùng biết đến một cách tự nhiên để lựa chọn cũng như tiếp cận hơn với thương hiệu.
Truyền hình
Đây là loại hình quảng cáo truyền thống với ưu điểm là rất thu hút, hình ảnh đẹp mắt và âm thanh ấn tượng, khiến người dùng nhớ đến thương hiệu nhanh hơn và lâu hơn, ngay cả khi họ chưa sử dụng sản phẩm. Tuy nhiên đây là dịch vụ quảng cáo khá tốn kém nên các đơn vị cần cân nhắc vấn đề ngân sách trước khi áp dụng.
Quảng cáo thương hiệu online
Quảng cáo thương hiệu online phát triển khá rầm rộ trong những năm gần đây. Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền tỷ vào việc quảng bá thương hiệu của mình trên các kênh online như:
- Trên công cụ tìm kiếm online
- Trên mạng xã hội như chạy quảng cáo thương hiệu trên facebook, Instagram, Tik Tok,…
- Chiến dịch remarketing
Quảng cáo offline
Quảng cáo offline được tiến hành tại các khu cộng đồng dân cư hay điểm bán đông đúc. Nhà quảng cáo thường sử dụng các hình thức offline dưới đây để tiếp cận khách hàng:
- PR – Quan hệ công chúng: Sử dụng ý kiến, đánh giá của người khác về sản phẩm, dịch vụ, giúp tăng độ uy tín và tin cậy hơn về doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng.
- Event – Sự kiện: Nhằm thu hút công chúng, báo chí, truyền thông để quảng cáo cho thương hiệu.
- Tài trợ: Thường nghiêng về giá trị vật chất nhưng thương hiệu sẽ được nhiều người biết đến và quan tâm.
- Mẫu dùng thử: Doanh nghiệp phát mẫu thử cho khách hàng dùng thử để họ nêu cảm nhận và đánh giá.
Top 20 cách quảng cáo thương hiệu
Để sản phẩm, dịch vụ đến gần hơn với người tiêu dùng, các doanh nghiệp nên sử dụng đồng thời nhiều cách quảng cáo thương hiệu. Dưới đây là tổng hợp các cách quảng cáo xây dựng thương hiệu để bạn tham khảo, áp dụng cho phù hợp.
Truyền thông trên mạng xã hội: Facebook, instagram, Twitter,…
Mỗi nền tảng mạng xã hội đều có những lợi ích riêng. Để quảng cáo thương hiệu trên facebook, instagram, Twitter,… điều đầu tiên doanh nghiệp cần làm là phải xác định nền tảng phù hợp nhất với mình để đưa phần lớn nội dung quảng bá thương hiệu vào đó. Bạn chỉ cần đăng ký tài khoản, kết bạn, tương tác và chia sẻ những thông tin hữu ích về ngành của mình. Đó là cách tạo dựng uy tín và đẩy thương hiệu lên mạng xã hội.
Truyền thông đa phương tiện trên các kênh youtube, Flicker,…
Truyền thông theo cách này sẽ thu hút người dùng bằng cả hình ảnh, âm thanh và nội dung hấp dẫn, giúp thương hiệu được nhớ tới tốt hơn. Phương pháp này tạo hiệu ứng tốt và dễ tiếp cận với đa dạng khách hàng. Bạn cần tạo tài khoản trên kênh Youtube, Flicker,… sau đó đăng tải các video, hình ảnh.
Chia sẻ kiến thức chuyên ngành
Bạn nên lập Blog cá nhân và chia sẻ kiến thức chuyên ngành lên trang mạng, hội nhóm. Bài viết phải duy trì đều đặn, chi tiết, đầy đủ thông tin về lĩnh vực của công ty. Từ đó, khẳng định được vị trí chuyên gia trong lĩnh vực của thương hiệu và gia tăng, duy trì sự kết nối với khách hàng.
Đăng ký tài khoản google business
Đăng ký tài khoản doanh nghiệp trên ứng dụng Google Business, cung cấp những thông tin cơ bản về mình như địa chỉ, hotline, website, hình ảnh,… giúp tăng tiếp cận và kết nối với khách hàng, tạo vị thế chuyên nghiệp, từ đó quảng bá thương hiệu được tốt hơn.
Đóng góp bài viết trên các trang báo nổi tiếng, hoặc những website nổi tiếng trong ngành
Các đơn vị nên tìm các trang báo/website nổi tiếng trong ngành, đóng góp bài viết có nội dung người đọc đang quan tâm và liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của mình. Cách này sẽ khiến khách hàng dễ dàng tin tưởng hơn, giúp giới thiệu thương hiệu tốt, tinh tế mà không làm họ khó chịu.
Tổ chức các buổi Workshop online hoặc offline
Đây là cách quảng cáo thương hiệu tuyệt vời trong thời đại công nghệ số. Giá trị của thương hiệu sẽ được lan tỏa tự nhiên, bằng cách cho người dùng thấy bạn là chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp hơn, tiếp cận khách hàng tự nhiên, không cần phải nói nhiều về những lợi ích sản phẩm nhưng khách hàng sẽ tự động tìm hiểu.
Tạo những đợt sale, voucher cho sản phẩm
Sản phẩm giảm giá với nhiều khuyến mãi luôn rất hấp dẫn người tiêu dùng. Vì vậy, bạn hãy tạo ra những đợt sale, voucher với ước lượng chính xác các mục tiêu cụ thể để tiếp cận khách hàng tối đa và kích thích mua hàng. Cách quảng cáo này giúp người mua có cái nhìn tích cực về thương hiệu và thu hút họ lựa chọn sản phẩm của bạn thay vì đối thủ.
Xây dựng mối quan hệ với khách hàng cũ
Xây dựng mối quan hệ với khách hàng cũ là để giữ chân họ ở lại với bạn lâu hơn. Muốn vậy, doanh nghiệp cần duy trì việc lên kế hoạch chăm sóc khách hàng cũ chi tiết, xây dựng chế độ bảo hành sản phẩm tốt, triển khai email marketing và các chế độ ưu đãi, khuyến mãi dành riêng cho họ.
Tạo một website cho thương hiệu và tối ưu nó trên các trang tìm kiếm
Cách quảng bá thương hiệu này cực tốt vì khách hàng có xu hướng tìm kiếm online trước khi mua hàng. Nếu tối ưu được website, doanh nghiệp sẽ càng trở nên nổi bật trên các trang tìm kiếm và tăng tiếp cận số lớn lượng lớn khách.
Quảng cáo thương hiệu trên các công cụ tìm kiếm và mạng xã hội
Các trang mạng xã hội và công cụ tìm kiếm luôn có lượng người dùng rất lớn truy cập. Bạn cần tận dụng các kênh này để chạy quảng cáo thương hiệu, nhiều người sẽ biết được về thương hiệu của bạn. Muốn vậy, doanh nghiệp cần xác định chính xác khách hàng tiềm năng, địa điểm quảng cáo có thể đem lại hiệu quả tốt nhất.
Làm SEO cho trang web
SEO website tốt giúp doanh nghiệp xuất hiện trong top đầu trên các công cụ tìm kiếm, nhờ vậy mà thu hút được nhiều khách hàng mục tiêu và tăng cường độ tin cậy trong mắt người dùng. Chi phí quảng cáo để tối ưu web cũng không quá lớn nên sẽ giúp bạn tiết kiệm ngân sách so với chạy Ads.
Quảng cáo biển tấm lớn
Sử dụng các biển tấm lớn quảng cáo ngoài trời là cách quảng bá thương hiệu độc đáo, tạo được ấn tượng mạnh cho khách hàng. Thông điệp quảng cáo được trình bày trên diện tích lớn, tầm nhìn rộng, thu hút sự chú ý đặc biệt của mọi người, từ đó đi sâu vào tiềm thức khách hàng để thúc đẩy hành động mua hàng trong tương lai.
Quảng cáo tại sân bay
Quảng cáo tại sân bay giúp tiếp cận lượng lớn khách hàng có thu nhập từ tầm trung trở lên. Bạn có thể quảng cáo bằng các hộp đèn, biển tấm lớn, wifi marketing. Hình thức này sẽ dễ đi vào tâm trí khách hàng hơn mà không làm họ khó chịu.
Quảng cáo taxi
Những chiếc taxi mang theo thông điệp, hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp chạy vi vu quanh thành phố quả là kênh quảng cáo thương hiệu khá thú vị. Với nhịp sống bận rộn, lưu lượng lưu thông đông đúc trên đường, nhất là ở các thành phố lớn, quảng cáo taxi rất hữu ích và không thể bỏ qua.
Quảng cáo trong thang máy
Quảng cáo trong thang máy đang dần trở thành phương thức quảng cáo cực kỳ hữu hiệu bởi mật độ dân cư tại đây khá cao. Bạn có thể sử dụng màn hình frame và màn hình LCD để quảng với hình ảnh rõ ràng, sống động và sắc nét để tiếp cận được nhiều người xem.
Quảng cáo sự kiện, phát tờ rơi
Kênh quảng cáo qua sự kiện được áp dụng phổ biến bởi khả năng thu hút được số đông người tham gia, nhất là khi mời thêm ca sĩ, người nổi tiếng,… Đối với hình thức phát tờ rơi thì chỉ cần in thông tin thương hiệu, sản phẩm và trao đến tận tay khách hàng. Nếu kết hợp cả hai kênh này càng phát huy hiệu quả quảng bá thương hiệu.
Chạy quảng cáo wifi marketing
Đây là xu hướng quảng cáo hiện đại bằng cách yêu cầu khách hàng phải xem quảng cáo về doanh nghiệp qua video, Banner, TVC, Survey,… sau đó mới được kết nối để sử dụng wifi. Đổi lại khách hàng nhận được quyền lợi là truy cập wifi miễn phí nên họ sẽ cảm thấy thoải mái, không bị gượng ép.
Tài trợ cho các chương trình vui chơi, giải trí, truyền hình, từ thiện
Quảng cáo thương hiệu thông qua các hoạt động từ thiện, tài trợ cũng là kênh mà nhiều công ty lớn lựa chọn. Hình thức tài trợ có thể bằng tiền mặt hoặc chính sản phẩm của họ. Bằng cách này, thương hiệu của bạn sẽ được lan tỏa tích cực, nhưng điều quan trọng là cần tìm đúng chương trình phù hợp nhất để tài trợ.
Quảng cáo trên cách kênh báo chí và truyền hình
Các kênh quảng cáo này là những phương tiện truyền thông lớn với lượt theo dõi của hàng triệu người, nhất là truyền hình. Tuy nhiên, chi phí quảng cáo lại khá lớn nên cần cân nhắc ngân sách. Các đơn vị nên đầu tư xây dựng nội dung hấp dẫn, hình ảnh đẹp với thông điệp ngắn gọn, rõ ràng để thu hút người xem.
Tạo content viral
Các content viral là những nội dung được lan truyền trên các trang mạng xã hội, trực tuyến một cách nhanh chóng và rộng rãi. Nội dung có thể là bài đăng, video hoặc hình ảnh thu hút, độc đáo, mang lại nhiều giá trị tinh thần, kích thích người xem truy cập và muốn chia sẻ với mọi người.
Tạm kết
Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn biết rõ hơn về quảng cáo thương hiệu. Vai trò của quảng cáo trong xây dựng thương hiệu là điều không phải bàn cãi, tuy nhiên quá trình này cần rất nhiều thời gian nên đòi hỏi bạn cần thực sự kiên trì.