Tùy vào các giai đoạn khác nhau của phễu bán hàng, nội dung mục tiêu bán hàng cần phải khác nhau.
Sales funnel hay phễu bán hàng là công cụ tổng kết và mô phỏng các giai đoạn khách hàng trải qua trước khi đồng ý chi trả cho sản phẩm/ dịch vụ bạn cung cấp. Một vấn đề ít được đề cập là cách tạo các loại nội dung khác nhau cho các giai đoạn khác nhau trong phễu bán hàng hay theo hành trình của khách hàng: từ xây dựng thương hiệu và bán hàng đến giữ chân người dùng.
Mỗi mục tiêu khác nhau, các loại nội dung cũng được thay đổi sao cho phù hợp với giai đoạn của phễu.
Ví dụ: giai đoạn nhận biết bạn cần mang hình ảnh sản phẩm nổi bật gây chú ý đến khách hàng sau đó khi được nhớ đến bạn cần thiết kế nội dung về sản phẩm lợi ích mang lại cho người tiêu dùng cuối cùng tạo các call to action (CTA) chất lượng, cuốn hút để khách hàng chuyển đổi hành động mua sắm.
Thông thường, phễu bán hàng với tiêu chuẩn, đối tượng mục tiêu của thương hiệu sẽ trải qua 3 giai đoạn sau:
- Nhận thức về thương hiệu (Awareness).
- Cân nhắc các giải pháp (Consideration).
- Ra quyết định (Decision making).
Vì ở mỗi giai đoạn khác nhau, khách hàng có nhu cầu tiêu thụ các nội dung khác nhau, điều quan trọng là thương hiệu phải nắm bắt được đâu là điều mà khách hàng cần.
Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo để các nội dung của mình có liên quan nhiều hơn đến khách hàng khi họ ở các giai đoạn khác nhau trong hành trình mua hàng.
Xây dựng thương hiệu.
Theo khảo sát của Nielson, 59% khách hàng có xu hướng lựa chọn những thương hiệu mà họ cảm thấy quen thuộc và tin tưởng.
Bạn có thể tăng cường mức độ ghi nhớ của khách hàng với thương hiệu bằng cách sử dụng những nội dung có tính hài hước và giải trí nhưng đừng quá lạm dụng, ngoài ra sử dụng phương pháp so sánh một cách khéo léo với đối thủ cạnh tranh hay sử dụng các nội dung có tính lan truyền trên phương tiện truyền thông mạng xã hội cũng là những cách thông minh bạn có thể cân nhắc. Một phương pháp rất đáng để thử khác đó là xây dựng các nội dung mang tính giáo dục.
Nếu bạn có thể trở thành người dẫn đầu (nhà lãnh đạo tư tưởng) trong lĩnh vực hay phạm vi kinh doanh của mình, cơ hội để khách hàng nhớ về bạn là rất cao bởi khi này khách hàng xem bạn là “người có thẩm quyền cao” hay “chuyên gia” trong lĩnh vực bạn đang kinh doanh.
Một chiến lược gia khác từng nói, “Hãy cố gắng tạo ra những nội dung khác biệt. Chiến lược của bạn không phải là tạo ra một website bán hàng tốt hơn, mà là một website bán hàng khác biệt so với tất cả các đối thủ hiện có.”
Bán hàng.
Sau khi đã hoàn thành giai đoạn giáo dục đối tượng mục tiêu, khách hàng tiềm năng của bạn sẽ ở trong giai đoạn cân nhắc. Ở giai đoạn này, các nội dung nên hướng tới những lời kêu gọi hành động (CTA).
Vì là nội dung bán hàng nên bạn nhấn mạnh “nỗi đau” họ đang gặp phải và nhận ra sản phẩm sẽ là thuốc chữa lành cho họ. Đừng chỉ quá tập trung vào các giải pháp và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp vì lúc này khách hàng không quan tâm đến những điều này, hãy tập trung vào khách hàng như các yếu tố tác động, nhu cầu và cảm xúc của chính họ.
Bởi vì khách hàng sẽ có thể đắn đo suy nghĩ hay tính toán thiệt hơn trong giai đoạn này, các câu chuyện thương hiệu hay bằng chứng xã hội (social proof) là những chiến lược thông minh bạn có thể sử dụng.
Giữ chân khách hàng.
Vì chi phí để tìm kiếm một khách hàng mới cao hơn trung bình từ 3-5 lần so với việc giữ chân khách hàng cũ, mục tiêu cuối cùng của mọi doanh nghiệp không chỉ đơn giản là dừng lại ở việc bán được hàng (một lần). Dưới đây là một số cách thương hiệu có thể áp dụng để giữ chân khách hàng lâu hơn.
Sử dụng cách kể chuyện trong các hoạt động marketing: những câu chuyện tập trung vào khách hàng thay vì doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội chiến thắng hơn.
Xuất bản nội dung chất lượng một cách nhất quán: Ngày nay việc tạo một blog nội dung trên website của doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết. Ngoài việc giúp bạn xếp hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm, một blog tốt còn giúp tạo ra sự uy tín, tính có thẩm quyền và lượng khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
Tiếp tục “giáo dục” đối tượng mục tiêu của bạn: Hãy thử sử dụng các định dạng nội dung khác nhau như podcast, vlog, hướng dẫn và case study.
Nguồn: MarketingTrips