Mô hình Growth Marketing hứa hẹn sẽ đem lại kết quả cao cho các doanh nghiệp ở thời điểm công nghệ lên ngôi như hiện nay. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về Growth Marketing là gì nhé.
Growth Marketing là gì?
Growth marketing có nghĩa là một phương pháp tiếp thị tăng trưởng được các Marketer áp dụng hiện nay. Hiểu đơn giản, Growth Marketing là phương thức tiếp cận khách hàng thông qua quá trình thu hút sự chú ý cho đến sự tương tác và khiến họ tin tưởng vào sản phẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp.
Vào năm 2010, nhà doanh nhân Sean Ellis tìm kiếm một tài năng mới – Marketing mới tại công ty. Điều quan trọng khi ông tìm ứng viên cho vị trí Marketing mới không phải là một người chỉ quan tâm đến chuyển đổi sản phẩm mà là một người quan tâm đến phát triển yếu tố người dùng/khách hàng một cách tốt nhất. Và từ đó thuật ngữ “Growth Marketing” được ra đời và sử dụng phổ biến cho đến hiện nay.
Sau khi thuật ngữ xuất hiện có thể nói Growth Marketing có những bước tiến lớn nhờ vào những chiến lược “tăng trưởng nhanh”. Dựa vào quá trình thử nghiệm và phát triển, song song, phương pháp này liên tục ứng dụng vào trong suốt hành trình mua hàng của người dùng.
Một điều chúng ta không thể phủ nhận đó là Marketing ngày càng phát triển thì Growth Marketing cũng được phát triển lên tầm cao mới và chúng ta không thể tránh khỏi những vấn đề phức tạp tồn tại. Những phương pháp nổi bật được ra đời nhằm mục đích thu hút sự quan tâm từ khách hàng. Các nhà tiếp thị sẽ sử dụng những phương pháp để thử nghiệm về nội dung phù hợp với người dùng tùy từng mốc thời gian khác nhau. Từ đó chúng ta có thể tối ưu hóa các chiến lược cho từng phân khúc khách hàng. Ngoài ra Marketer cũng có khả năng thử nghiệm chiến lược cá nhân hóa người dùng, cho phép theo dõi những hành vi của người dùng để tạo ra những chiến lược phù hợp.
Bên cạnh đó, nhiệm vụ của các nhà tiếp thị là xây dựng lượng tương tác cao. Điều này sẽ giúp cho quá trình không bị ngắt quãng mà còn nâng cao sự duy trì, giữ chân khách hàng. Lợi ích kèm theo trong việc chiến lược cá nhân hóa là chi phí có thể được cắt giảm một cách đáng kể và tăng doanh thu đến 15% đồng thời đẩy hiệu quả chi tiêu Marketing lên đến 30%.
Không dừng lại ở đó, Growth Marketing bao gồm quá trình tạo niềm tin khách hàng và tạo cho họ có trải nghiệm tốt hơn. Đây còn được xem là một chiến lược dài hạn khi đã tạo được niềm tin cho khách hàng thì chúng ta không cần phải dốc sức quá nhiều cho việc kiếm doanh thu từ họ. Việc chúng ta cần làm khi muốn tạo được niềm tin của khách hàng đó là bổ sung và phát triển thêm những giá trị mang lại những gì tốt nhất cho mỗi khách hàng, đáp ứng được nhu cầu họ mong muốn.
Growth Marketing khác với Marketing truyền thống như thế nào?
Marketing truyền thống là một loạt những hoạt động đánh trọng tâm vào sản phẩm hoặc dịch vụ đến người dùng. Từ quá trình sáng tạo, tuyên truyền, phân phối và trao đổi mà không có sự góp mặt của kỹ thuật số hay Internet. Những hoạt động này chúng ta có thể nhận thấy vào cuộc sống đời thường.
Ví dụ như khi đang dừng đèn đỏ, chúng ta đôi khi sẽ nhận được tờ rơi quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Ngoài ra mỗi ngày chúng ta xem TV cùng gia đình cũng sẽ thấy những quảng cáo được chiếu tầm 3-5’. Đối với các doanh nghiệp thông qua Marketing truyền thống họ tập trung vào khâu phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ.
Khác với Marketing truyền thống, Growth Marketing đặt sự ưu tiên cho kỹ thuật đẩy mạnh tăng trưởng bằng cách thử nghiệm các kênh và chiến lược khác nhau. Các thử nghiệm đó sẽ được cập nhật và tối ưu hóa với mục đích xác định phương pháp nào phù hợp nhất với từng doanh nghiệp. Không chỉ dừng lại ở phát triển đa dạng chiến lược trên các phương tiện tiếp cận người dùng, Growth Marketing có khả năng phát triển cơ sở người dùng nhưng với chi phí thấp và giúp cho Marketer tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
Tiếp thị tăng trưởng sẽ là cầu nối đưa khách hàng và doanh nghiệp đến gần nhau hơn. Nhờ vào đó sẽ giúp cho doanh nghiệp biết và hiểu được những mong muốn của khách hàng về sản phẩm. Đồng thời khách hàng sẽ cảm thấy tin tưởng, duy trì sử dụng và muốn giới thiệu rộng rãi sản phẩm đó đến đồng nghiệp, gia đình, bạn bè của họ.
Nhìn chung Marketing truyền thống quan trọng đến hình thức sản phẩm và dựa vào những thử nghiệm trước đó để thực hiện tiếp cận khách hàng thông qua TV, phát tờ rơi, … Mặt khác, Growth Marketing quan trọng đến hình thức khách hàng và dựa vào thử nghiệm trên nguồn kích thích và sở thích của họ để tiếp cận thông qua xây dựng và cập nhật các chiến lược thường xuyên để tăng lượt tương tác, duy trì và tạo niềm tin từ khách hàng.
Các thành phần cốt lõi của chiến lược Growth Marketing là gì?
Các chỉ số để xác định được một chiến lược tiếp thị tăng trưởng đó là tỷ lệ thu hút sự quan tâm, tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ tạo niềm tin và giá trị lâu dài của khách hàng. Growth Marketer thường xuyên sử dụng các chiến lược sau đây để đẩy mạnh tăng trưởng và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
A/B Testing
A/B Testing hay còn được gọi là thử nghiệm đa biến một trong những thành phần cốt lõi của Growth Marketing. Đây là một phương pháp so sánh giữa 2 hoặc nhiều thử nghiệm. Ví dụ như email, website hoặc ứng dụng nào đó. Chúng ta ứng dụng phương pháp này với mục đích tìm ra biến thể nào phù hợp nhất và mang lại hiệu quả tốt hơn.
Nói một cách đơn giản A/B Testing là một cuộc thử nghiệm 2 hoặc nhiều biến thể hiển thị ngẫu nhiên cho người dùng. Sau đó phân tích thống kê sẽ được tiến hành để đúc kết biến thể nào hoạt động tốt hơn nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng. Marketer sẽ tập trung và xoay quanh biến thể có kết quả tốt hơn để mà tối ưu hóa chiến dịch tăng trưởng của họ.
Một điều cần lưu ý đối với A/B Testing là chúng ta cần tập trung vào từng phân đoạn để tạo ra nội dung phù hợp với đối tượng khách hàng cụ thể và liên tục cập nhật những thử nghiệm mới để nâng cao tiếp thị.
Cross-Channel Marketing
Cross-Channel Marketing (Tiếp thị đa kênh) là sự tổng hợp của nhiều kênh tiếp thị khác nhau để tiếp cận khách hàng dựa trên sở thích của họ. Thông qua sự tiếp cận với khách hàng ở nhiều kênh tiếp thị khác nhau trong thời điểm khác nhau, Marketer có thể tổng hợp hồ sơ khách hàng. Nhờ vào đó họ có thể ứng dụng vào chiến lược cá nhân hóa và xây dựng nên một lượng lớn khách hàng cho doanh nghiệp.
Customer Lifecycle
Customer Lifecycle có nghĩa là vòng đời khách hàng. Đây được xem là một quá trình từ tìm hiểu, tiếp cận, chuyển đổi sản phẩm và tương tác lại với một doanh nghiệp. Vòng đời khách hàng có 3 giai đoạn mà Growth Marketer cần phải chú ý đó là Activate (mua hàng), Nurture (Nuôi dưỡng) và Reactivate (Trung thành).
- Giai đoạn kích hoạt: giai đoạn đầu tiên thu hút khách hàng đến với sản phẩm. Ở giai đoạn này nhắm đến khách hàng là chủ yếu. Marketer sẽ thực hiện những hoạt động chào mừng, giới thiệu đến với khách hàng, tạo nên sự thân quen và nâng cao uy tín.
- Giai đoạn nuôi dưỡng: giai đoạn mọi sự quan tâm, thu hút và nuôi dưỡng đều dành cho khách hàng để đẩy mối quan hệ lên cao hơn. Giai đoạn này thường chiếm thời gian nhiều nhất đối với Cross-channel Marketing thông qua những hoạt động bán hàng, khuyến mãi, cập nhật thông tin mới nhất, … dành cho khách hàng.
- Giai đoạn kích hoạt lại: giai đoạn tập trung vào việc tương tác tiếp tục với khách hàng. Bước này Marketer sẽ kích hoạt tương tác lại với mục đích tạo niềm tin và giữ lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp thông qua các chiến dịch đã đặt ra.
Cho đến thời điểm hiện tại Marketing đã phát triển vượt bật và ngày càng phức tạp hơn. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều công nghệ để hỗ trợ cho quá trình tăng trưởng này. Do đó nhiệm vụ của Marketer là phải thường xuyên cập nhật những thử nghiệm và tối ưu hóa để đạt được thành công trong việc tiếp cận khách hàng, tăng độ tương tác đem đến trải nghiệm khách hàng tốt hơn.
Nguồn: Mắt Bão