Một content hiệu quả không chỉ dựa trên cảm xúc mà còn cần đánh giá qua những con số. Bởi khi được đánh giá khách quan và không hề cảm tính, hiệu suất nội dung ngày một cải thiện và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng trong tương lai.
Content Performance là gì?
Content Performance (CP) hiểu đơn giản là một quá trình chỉnh sửa và tối ưu liên tục các nội dung quảng cáo. Nhằm tác động được nhiều nhất đến khách hàng và tăng ROI (Return on investment). Đây là một hoạt động nằm trong chiến dịch Digital Marketing.
Content Performance sẽ tập trung nhất vào yếu tố cải thiện, tối ưu các nội dung sao cho phù hợp và đạt được hiệu quả cao nhất đối với mục tiêu mà Marketers đề ra. Mỗi nội dung được tạo ra sẽ đều gắn với một tiêu chí đo lường nhất định để có thể thu thập dữ liệu, đánh giá và cải thiện nội dung đó.
Content Performance và Performance Content có khác nhau?
Chắc hẳn nhiều người sẽ bị nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này, hiểu đơn giản Content Performance (CP) là một quá trình nằm trong Performance Content (PC).
Performance Content là việc sản xuất một thể loại nội dung, nhằm khuyến khích người đọc thực hiện một hành động nhất định (click xem, click mua, comment tương tác,…). Tuy nhiên, khi Performance Content trở nên kém hiệu quả, không thu hút được nhiều lượt click mua hàng, đó là lúc cần đến Content Performance để chỉnh sửa nội dung , hình ảnh nhằm đạt được mục tiêu mà bạn mong muốn.
Nói tóm lại, các hành động tác động lên Content như chỉnh sửa, tối ưu, thay thế… thì gọi là quá trình Content Performance.
Để bạn đọc dễ hiểu hơn, MarketingAI sẽ đưa ra một VÍ DỤ như sau:
Pageview của website MarketingAi cao khoảng 500,000 và Time on Site (TOS) là 3 phút. Tuy nhiên, nếu muốn tăng TOS lên 4 phút và giữ chân người đọc ở lại lâu hơn trên trang, MarketingAI cần làm gì?
Có thể thấy rằng, các bài viết đang có tiêu đề hoặc liên kết thu hút sự quan tâm của độc giả, khiến họ nhấp vào trang. Tuy nhiên, khi người đọc không tìm thấy thông tin có giá trị hoặc cảm thấy bài viết không thú vị, họ sẽ nhanh chóng rời đi.
Lúc này, bạn sẽ cần đến Content Performance. Nội dung bài viết cần được đánh giá, đo lường và cải thiện không ngừng thông qua sản xuất bài viết có nội dung phân tích chuyên sâu và bổ ích hơn để giữ chân độc giả lâu hơn, từ đó giúp tăng chỉ số TOS của bài viết.
Lợi ích của Content Performance là gì?
Content Performance giúp Marketers có thể tối ưu, tiết kiệm chi phí và nguồn lực để thực hiện các mục tiêu quảng cáo của mình. Ngoài ra, CP còn giúp tập trung vào mục tiêu và kịp thời chỉnh sửa, thay đổi nội dung để đạt được kết quả tốt nhất.
7 bước xây dựng Content Performance hiệu quả
Bước 1: Xác định vòng đời nội dung
Vòng đời nội dung hiểu đơn giản là quá trình liên quan đến những thay đổi mà một phần nội dung trải qua trong “vòng đời” của nó. Về cơ bản, quá trình này bao gồm một loạt các bước liên quan đến sản xuất, đăng bài, phân loại, tổ chức, tái sử dụng và gỡ bỏ nội dung.
Trong bước này, bạn cần xác định từng loại nội dung (bài tin tức, giới thiệu sản phẩm hoặc cập nhật kiến thức,…) và các loại định dạng (video, hình ảnh hoặc infographic,…). Mỗi loại nội dung này sẽ có vòng đời riêng.
Bước 2: Đo lường Content Performance
Để đo lường được CP, bạn cần đánh giá thông qua số liệu và feedback của người dùng bằng cách:
– Xác định mục tiêu quyết định sự thành công của nội dung. Mục tiêu cuối cùng là gì?
– Chọn các tiêu chí và số liệu phù hợp theo từng kênh khác nhau để đo lường tiến độ đạt mục tiêu theo bảng dưới đây:
Bước 3: Đánh giá nội dung dựa trên dữ liệu
Khi đã đánh giá được nội dung kém hiệu quả hoặc không, bạn cần quyết định nên cập nhật hay sử dụng lại nội dung đó. Nội dung được đánh giá có đáp ứng các mục tiêu đề ra về: tỷ lệ chuyển đổi, mức độ chia sẻ, tỷ lệ giữ chân người đọc,…
Đối với nội dung hoạt động tốt, hãy đầu tư vào các nội dung tương tự và liên quan. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm cách sản xuất nội dung ở các định dạng khác như video, infographic…. Phân tích lý do nội dung đó đạt hiệu quả tốt, từ đó tìm ra một “công thức chung” để sử dụng cho nội dung khác sau này.
Đối với nội dung hoạt động không tốt, hãy cố gắng tìm ra nguyên nhân. SEO chưa tốt và người dùng không thể thấy khi tìm kiếm trên Google? Nội dung có được tối ưu hóa? Chủ đề có thực sự hữu ích và thú vị với người dùng?
Bước 4: Đánh giá lại hành trình khách hàng
Khi độc giả xem nội dung nhưng tỷ lệ chuyển đổi kém hoặc không thực hiện hành động như bạn mong muốn thì đó là lúc bạn cần phải đánh giá lại hành trình khách hàng. Bạn luôn phải tự đặt câu hỏi, liệu độc giả có thể dễ dàng hoàn thành bước tiếp theo trong hành trình không? Độc giả có thấy nội dung hữu ích hoặc có liên quan hay không?
Bước 5: Xem xét lại mục tiêu đề ra
Nếu không thể xác định bất kỳ vấn đề nào liên quan tới nội dung hoặc hành trình khách hàng, hãy xem lại các mục tiêu đã đề ra và đảm bảo rằng mục tiêu thực sự phù hợp và không quá viển vông. Content có thể phù hợp với độc giả nhưng lại “kém hiệu quả” khi tham chiếu vào các mục tiêu mà bạn đề ra.
Bước 6: Phân tích nội dung của đối thủ cạnh tranh
Nhìn vào đối thủ cạnh tranh để tham khảo cách họ sử dụng nội dung tương tự và cách độc giả của họ phản hồi với nội dung đó.
Ví dụ: Nội dung của đối thủ cạnh tranh mang lại hàng nghìn lượt chia sẻ hoặc tương tác cao, Marketers cần phải thu thập và xem xét điểm mạnh, điểm yếu trong nội dung của họ để rút ra được bài học kinh nghiệm.
Bước 7: Tối ưu hóa nội dung để có hiệu suất tốt hơn
Dựa trên những nỗ lực ở trên, bước cuối cùng, Marketers cần vạch ra những điểm cải thiện đối với nội dung hiện tại và đầu tư vào nội dung mới. Ngoài ra, xác định những nội dung không cần thiết để xóa bỏ hoặc tái sử dụng cho tương lai.
3 Tips xây dựng mô hình Content Performance thành công
Tạo ra mạng lưới rộng
Nhiều công ty chỉ chú trọng vào việc phân tích số liệu như một yếu tố đầu vào duy nhất. Tuy nhiên, chỉ riêng dữ liệu từ Google Analytics thì không đủ để tạo thành một bức tranh toàn diện về cách nội dung của bạn đang vận hành.
Tạo ra một mạng lưới rộng có nghĩa là tận dụng nhiều yếu tố đầu vào, bao gồm cả những yếu tố như dữ liệu từ sales, xu hướng thị trường, đối thủ,…. Sử dụng chúng làm nguồn cảm hứng để xây dựng một mô hình toàn diện (dựa trên tất cả dữ liệu đầu vào), giúp bạn có thể đánh giá nội dung của mình một cách thường xuyên và chính xác.
Dữ liệu chất lượng
Không phải tất cả dữ liệu đều như nhau, bạn cần phải sử các dụng dữ liệu liên quan. Bắt đầu từ mục tiêu rõ ràng, giúp bạn xác định được KPI phù hợp, từ đó sẽ cho ra nguồn dữ liệu tốt. Hãy nhớ rằng, một số liệu phải trả lời càng nhiều câu hỏi theo 5W-1H càng tốt: ai, cái gì, ở đâu, khi nào, tại sao và như thế nào.
Ví dụ: một mục tiêu được xác định rõ ràng có thể là: tăng 20% số lần mua hàng qua trang web trong vòng sáu tháng.
Đảm bảo rằng mỗi phần nội dung đều có mục tiêu và đánh giá mục tiêu thành công hay không thông qua đo lường các chỉ số.
Con người là chìa khóa then chốt
Con người ở đây không chỉ hiểu là những nhân sự đang làm việc trong doanh nghiệp mà còn là khách hàng. Quên đi yếu tố con người sẽ khiến bạn nhận cái kết đắng. Để tránh cạm bẫy này, bạn cần những nhân sự có khả năng phân tích hiệu suất và đề ra các giải pháp. Ngoài ra, hãy nhớ rằng nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng có thể thay đổi theo thời gian. Vì vậy, doanh nghiệp cần liên tục cập nhật, tìm ra những điểm sáng mới để thu hút người tiêu dùng.
Kết
Khi bạn đã hoàn thành tất cả các bước lập kế hoạch, xây dựng, thực hiện và đánh giá Content Performance là gì, còn một điều cuối cùng bạn cần làm: xem lại chiến lược và điều chỉnh định kỳ dựa theo bài học kinh nghiệm trong suốt quá trình. Chỉ bằng cách không ngừng phát triển và cải tiến, bạn mới có thể thực sự tạo ra loại nội dung với hiệu suất cao nhất trong thời gian dài.
Nguồn: Marketing Ai