[Framework] Các mẹo đơn giản để tối ưu chất lượng của nội dung

Cùng khám phá công thức (framework) hết sức đơn giản nhưng lại có thể cải thiện mạnh mẽ chất lượng nội dung của thương hiệu.

Trong thế giới làm marketing, “Nội dung là vua” chưa bao giờ là một tuyên bố sai, vì dù cho doanh nghiệp của bạn kinh doanh gì, làm marketing trên nền tảng nào hay chiến lược ra sao thì thứ cuối cùng mà khách hàng hay đối tượng mục tiêu nhìn thấy vẫn là “Nội dung” hay còn được gọi là “Content“.

Một chiến lược và chất lượng nội dung tốt không chỉ giúp thương hiệu tạo ra nhiều tương tác hơn, kết nối tốt hơn đến lòng trung thành của khách hàng mà còn giúp bán được nhiều hàng hơn.

Dưới đây là tổng hợp một số mẹo về cách các marketer có thể cải thiện chất lượng tổng thể của nội dung.

Các mẹo đơn giản để tối ưu chất lượng của nội dung

1. Tìm đúng từ khoá.

Tìm đúng từ khoá.

Hãy sử dụng các công cụ phân tích từ khoá như Google Keyword Planner hay Keyword Magic Tool để tiến hành nghiên cứu từ khoá trước khi bắt tay vào việc viết hay xuất bản bất cứ nội dung nào.

2. Liệt kê danh sách các câu hỏi mà khách hàng thường hỏi nhất.

Từ các dữ liệu có được từ việc tiếp xúc với khách hàng, từ CRM hay đơn giản nhất là từ các tính năng “Đề xuất” (Mọi người cũng hỏi) trên các công cụ tìm kiếm như Google hay Bing để hiểu xem khách hàng cũng thắc mắc hay quan tâm đến điều gì từ các từ khoá (keyword) nhất định.

3. Nhận diện ý định tìm kiếm của khách hàng và làm hài lòng khách hàng.

Với từng truy vấn tìm kiếm nhất định, khách hàng của bạn có những nhu cầu, kỳ vọng hay mong muốn khác nhau, cái mà marketer vẫn thường gọi là Ý định tìm kiếm (Search Intent).

Sau khi xác định được ý định tìm kiếm, bạn có thể lên kế hoạch (mapping) xây dựng nội dung cho từng ý định tương ứng (Content Mapping).

4. Phân tích các nội dung của đối thủ.

Bạn có thể sử dụng các công cụ phân tích khoảng trống từ khoá (keyword gap) như Moz, Similarweb hay Semrush để xác định các từ khoá đang hoạt động hiệu quả (và không hiệu quả) của đối thủ.

5. Bắt đầu xây dựng nội dung.

Dựa trên các dữ liệu có được, bạn bắt đầu xây dựng các nội dung gốc (original content) cho các từ khoá liên quan. Đó có thể là các nghiên cứu điển hình (Case Study), các bài hướng dẫn chuyên sâu, các phát hiện mới liên quan đến ngành, và hơn thế nữa.

6. Tối ưu nội dung trên trang (onpage).

Tối ưu nội dung trên trang (onpage)

Sau khi hoàn thành nội dung, bước tiếp theo bạn nên làm đó là tối ưu hoá các thẻ nội dung như tiêu đề, mô tả, hay các thẻ khác.

Đừng cố gắng “spam từ khoá” vì các công cụ tìm kiếm như Google ưu tiên trải nghiệm của người dùng hơn là các gian lận.

7. Thêm các hình ảnh nếu có.

Các công cụ tìm kiếm như Google cũng ưu tiên các hình ảnh có liên quan trên trang. Bạn có thể thêm các hình ảnh để làm liên quan thêm ý tưởng muốn truyền tải của bài viết, tăng mức độ tương tác và hơn thế nữa.

8. Thêm lời kêu gọi hành động nếu có.

Nếu nội dung của bạn được sản xuất với một ý định nào đó ví dụ như bán hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng (Lead) thì bạn cũng nên chèn lời kêu gọi hành động (CTA) vào cuối bài viết.

Trong khi khách hàng có thể không tương tác (ví dụ như click) với CTA của bạn, họ cũng hiểu rằng thương hiệu của bạn đang cung cấp cho họ một cơ hội hay giải pháp gì.

Nguồn: Marketing Trips


Related Tags:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *