Emotional marketing là gì? Thu hút khách hàng bằng yếu tố cảm xúc

Emotional Marketing (hay tiếp thị cảm xúc) là một chiêu thức marketing không chỉ giúp thương hiệu tiếp cận tới khách hàng hiệu quả, góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận mà còn giúp khắc sâu tên tuổi trong tâm trí người dùng. Vậy Emotional Marketing là gì? Yếu tố cảm xúc liệu có thực sự giúp thương hiệu thu hút khách hàng? Cùng Thiết kế website Nha Trang tìm hiểu ngay bài viết sau đây!

Emotional marketing là gì? Thu hút khách hàng bằng yếu tố cảm xúc

Emotional marketing là gì?

Emotional marketing là gì?

Emotional Marketing (hay tiếp thị cảm xúc) là cách các thương hiệu sử dụng yếu tố cảm xúc trong các chiến dịch marketing nhằm nâng cao hoặc thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của khách hàng; từ đó tạo ra sự thay đổi lớn về doanh thu.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lý do khiến người tiêu dùng mua hàng phần lớn là do cảm tính chứ không phải từ lý tính, logic là thứ đến sau cảm xúc. Do đó, yếu tố cảm xúc đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình đưa ra quyết định mua của khách hàng.

Emotional Marketing được sử dụng như thế nào?

Với sự phát triển mạnh mẽ và bùng nổ của Internet và công nghệ số, người tiêu dùng ngày này sẽ dễ dàng tiếp cận được các thông điệp thông qua nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. Nhờ vào sức mạnh đó, emotional marketing được hiện diện ở mọi nơi như: music video, album ảnh, print-ads, phim ngắn…

Trong marketing, emotional được thể hiện dưới nhiều loại cảm xúc khác nhau như niềm vui, nỗi sợ, sự tức giận… nhằm tạo sự chú ý từ công chúng và gia tăng hiệu quả của quảng cáo.

  • Niềm vui: Một quảng cáo mang cảm xúc tích cực sẽ dễ dàng được công chúng đón nhận hơn. Nhiều thương hiệu đã định hướng tinh thần chủ đạo cho chiến dịch là mang lại niềm vui và sự vui vẻ cho tất cả mọi người. Điển hình tinh thần vui vẻ, lạc quan trong chiến dịch “Choose Happiness” của Coca Cola ra mắt dịp hè năm 2015.
  • Nỗi buồn: Khơi gợi sự đồng cảm từ những nỗi buồn là một chiêu thức đem lại hiệu quả truyền thông mà bạn không thể ngờ tới. Tuy nhiên, việc lạm dụng yếu tố này quá sẽ mang lại tác động tiêu cực nhiều hơn là tích cực.
  • Sợ hãi hay ám ảnh: Tưởng chừng như những cảm xúc tiêu cực này sẽ mang đến những điều có hại, nhưng khi được sử dụng đúng cách, nó sẽ nguồn động lực mạnh mẽ thúc đẩy hành động của mỗi người. Điển hình là những câu nói nhắc nhở, cảnh báo về tác hại của việc hút thuốc lá có trên bao bì sản phẩm… Marketing trên nỗi sợ hãi của khách hàng cần một cái đầu tỉnh táo và khôn ngoan.
  • Tức giận: Thông thường các chiến dịch quảng cáo này sẽ khơi gợi suy nghĩ của khách hàng về các vấn đề xã hội như bất bình đẳng giới, ô nhiễm môi trường… nhằm thúc đẩy họ thay đổi hoặc đưa ra hành động.
  • Cảm giác thuộc về: Khơi gợi những cảm giác tích cực như sự an toàn cho mỗi khách hàng. Đây là chiêu thức sử dụng phổ biến trong các group, fanpage cộng đồng.

Chiến lược cho marketing cảm xúc

Hiểu về công chúng mục tiêu

Trong bất kì chiến lược marketing nào thì việc thấu hiểu công chúng luôn là bước quan trọng, không thể bỏ qua và chiến lược marketing cảm xúc cũng không ngoại lệ. Hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu và nghiên cứu về thị trường, đối thủ cạnh tranh và khách hàng mục tiêu của bạn. Sau đó, bạn cần phân đoạn thị trường và tạo ra một kho nguyên liệu marketing để chuẩn bị cho các bước truyền thông tiếp theo.

Truyền cảm hứng cho những điều không thể

Để khách hàng yêu thích và trung thành với thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ chất lượng là chưa đủ, thương hiệu bạn cần làm nhiều hơn thế: Hãy là một thương hiệu truyền cảm hứng cho khách hàng. Hãy cam kết về một mục đích tốt đẹp như cố gắng trong việc bảo vệ môi trường, hay trong các vấn đề về bất bình đẳng giới…

Tạo ra khát vọng

Để chạm tới trái tim của khách hàng, hãy tạo ra khát vọng để khơi gợi lòng trắc ẩn trong họ. Tiếp thị bằng cảm xúc sẽ tạo ra sự liên kết giữa khách hàng và thương hiệu. Bạn có thể mượn hình ảnh của một gia đình hạnh phúc để gửi gắm thông điệp về sản phẩm nội thất của thương hiệu mang lại.

Sử dụng vị trí

Marketing dựa trên vị trí để giúp khách hàng đưa ra quyết định mua nhanh hơn. Chẳng hạn, doanh nghiệp bạn đang có ý định kinh doanh phòng tập gym, khách hàng tiềm năng sẽ là những cư dân sống quanh khu vực đó. Vì vậy, hãy tận dụng những địa điểm vị trí quanh khu vực này để thu hút sự chú ý của khách hàng.

Tận dụng những cột mốc quan trọng

Những dấu mốc quan trọng như ngày thành lập, các dịp lễ ngân hàng… có thể khiến chúng ta cảm thấy tự hào và hạnh phúc khi nhắc đến. Hãy tận dụng những ngày đặc biệt này để lên kế hoạch triển khai chiến dịch emotional marketing.

Bày tỏ tình yêu

Tình yêu là điều không thể thiếu trong cuộc sống, là thứ gắn kết thương hiệu với khách hàng của mình. Hãy nhân rộng tình yêu với khách hàng của bạn, bằng một lời cam kết, sự thấu hiểu và cả đam mê…

Dẫn lối với màu sắc

Màu sắc sẽ tác động như thế nào đến cảm xúc của mỗi người? Chẳng hạn màu xanh lá cây thể hiện về sức khoẻ, sự tự nhiên; xanh da trời nói về sự bình yên; còn màu đỏ lại mang tính tích cực, vui vẻ… Thương hiệu có thể sử dụng màu sắc trong các ấn phẩm truyền thông, trang phục của nhân viên… để khơi gợi cảm xúc từ chính khách hàng.

Kể một câu chuyện

Mọi người có xu hướng thích nghe những câu chuyện mà họ có thể đồng cảm, học hỏi hay truyền cảm hứng tích cực. Nếu bạn thành công trong bước tạo dựng một câu chuyện giàu tính cảm xúc, thương hiệu bạn sẽ không chỉ viral ở thời điểm đó mà thậm chí sau vài năm nữa, ấn tượng ấy chắc chắn sẽ không phai mờ.

Cách đo lường hiệu quả của Emotional marketing

Giống như đo lường hiệu quả trong các chiến dịch marketing truyền thống, đo lường hiệu quả trong emotional marketing cũng bao gồm những bước tương tự, cụ thể:

Phân tích các chỉ số hiện tại

Phân tích các chỉ số như lượt xem trang, tỷ lệ click, tỷ lệ mở email… để xác định ra xu hướng đang hiện hành. Tuỳ thuộc loại cảm xúc mà bạn lựa chọn trong chiến dịch, mà các chỉ số cần quan tâm cũng sẽ khác nhau.

Thực hiện nghiên cứu trước và sau khi triển khai

Nghiên cứu từ những chiến dịch marketing cảm xúc trước đây, những chiến dịch đã viral, chiến dịch của đối thủ để tìm hiểu về cách họ sáng tạo, cách họ triển khai, những phản hồi từ người dùng… Qua đó, tìm ra hướng đi cho thương hiệu của mình.

Sau khi chiến dịch được triển khai, dù thất bại hay thành công, bạn cũng nên làm một cuộc khảo sát để đánh giá lại toàn bộ chiến dịch. Hãy đặt những câu hỏi tương tác với khách hàng, những cảm xúc mà họ nhận được sau khi xem chiến dịch…

Thiết lập mục tiêu

Làm gì cũng cần có mục tiêu, nếu bạn muốn hướng tới chiến dịch mang lại cảm xúc hạnh phúc, tích cực, bạn cần đặt ra mục tiêu về lượt chia sẻ, lượt đăng ký làm thành viên… Do vậy, tùy mục tiêu mà bạn đặt ra, hướng đi chiến lược cũng sẽ khác nhau.

Sử dụng các công cụ marketing

Các công cụ marketing sẽ hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động emotional marketing của bạn, giúp chiến dịch được triển khai dễ dàng hơn và sớm đạt được mục tiêu đề ra. Điển hình là công cụ phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh, theo dõi email…

Tạm kết

Như vậy, bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Emotional Marketing là gì. Một chiến dịch Emotional Marketing thành công là một chiến dịch chạm tới trái tim của khách hàng.

Nguồn: Marketing Ai


Related Tags:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *