Copywriting là gì? Tìm hiểu copywriting từ A đến Z

Khái niệm “copywriting” không còn quá xa lạ với tất cả những người trong nghề marketing nói chung và những doanh nghiệp quảng cáo nói riêng.

Cho dù bạn đang cân nhắc về ngành nghề triển vọng này, bạn muốn có cái nhìn tường tận hơn về “copywriting” để phục vụ cho chiến dịch quảng cáo sắp tới, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin cần thiết để trở thành một copywriter thành công, và biến ngôn từ thành thứ vũ khí giúp công việc kinh doanh của bạn sinh lời.

Copywriting là gì Tìm hiểu copywriting từ A đến Z

Copywriting là gì?

Copywriting (viết quảng cáo) là nghệ thuật của sự thuyết phục và thu hút khách hàng bằng ngôn từ, lôi kéo khách hàng đi tới quyết định mua sản phẩm hay dịch vụ thông qua sự truyền tải thông điệp và lời kêu gọi hành động.

Phần văn bản chữ viết mà bạn thấy trong các mẫu quảng cáo in, quảng cáo kỹ thuật số,.. được gọi là “copy”, vì vậy mới có cái tên “copywriting”, tức là viết copy, hay viết quảng cáo.

Mục đích cuối cùng của một chiến dịch marketing là gia tăng lợi nhuận và doanh số bán hàng của công ty. Tuy nhiên, để làm được điều đó khách hàng của bạn sẽ cần nhiều các mẩu copy, rất nhiều là đằng khác.

  • Họ cần các bài blog giá trị để thu hút khách hàng kết nối với thương hiệu.
  • Họ cần các bài viết trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter,…
  • Họ cần các mẫu quảng cáo có thể thu hút sự chú ý của khách hàng.
  • Họ cần các lá thư emails để giữ liên lạc với khách hàng.
  • Họ sẽ cần website copy cho các danh mục vận hành.

Và nhiều hơn thế nữa.

Vì vậy, họ – những khách hàng tiềm năng của bạn, đang cần bạn – những copywriter trong tương lai hơn bao giờ hết, giúp họ giải quyết những vướng mắc trong công việc viết quảng cáo của công ty. Cơ hội đang rộng mở trước mắt bạn!

Copywriter là gì?

Chúng ta đã có khái niệm “copywriting”, tức là viết quảng cáo. Ở đây, những người đảm nhận và phụ trách các công việc liên quan đến viết quảng cáo, được gọi là các “copywriter”. Những nhân vật này sử dụng vũ khí là chữ nghĩa để đưa ra được những mẩu quảng cáo “sinh lời” và nâng tầm giá trị của doanh nghiệp.

Nói ngắn gọn, chúng ta có định nghĩa về một “copywriter” như sau: Copywriter, hay người viết quảng cáo, là một cây viết chuyên nghiệp đảm nhận các công việc liên quan đến viết các mẫu copy được sử dụng trong marketing và các công cụ xúc tiến.

Chắc hẳn bạn đã từng nghe vô số các lời đồn về các writer. Rằng họ được sinh ra với tài năng thiên phú và năng khiếu văn chương “ăn vào máu”. Hoặc bạn có thể tin rằng việc viết quảng cáo thực chất không hề yêu cầu kĩ năng quá cao siêu, bất cứ ai cũng có thể bắt tay vào việc viết ra một mẫu quảng cáo.

Khi nói đến copywriting, cả hai điều trên đều có ý đúng và cũng có ý sai.

Không ít những cây bút hàng đầu trong lĩnh vực copywriting có xuất thân hào nhoáng và may mắn, họ được trời phú cho những tài năng thiên bẩm trong việc sử dụng ngôn ngữ, đồng thời những trải nghiệm trong cuộc sống càng làm câu chữ của họ thêm sắc bén và được gọt dũa một cách tỉ mỉ. Tuy nhiên, cũng không ít những tấm gương có một lịch sử không mấy tiếng tăm và họ phải chật vật lăn lộn qua đủ các nghề trước khi thành công với công việc của một copywriter.

Thực chất, khi bạn viết quảng cáo càng nhiều, việc này càng trở nên dễ dàng đối với bạn. Điều này đúng với mọi khía cạnh trong cuộc sống, trăm tay không bằng tay quen. Vì vậy, làm copywriter có thể yêu cầu rất nhiều kĩ năng, đồng thời cũng chẳng yêu cầu quá nhiều kĩ năng để bạn có thể bắt đầu với nó, tùy vào vào việc bạn muốn tiến xa tới đâu trong nghề này. Và đúng, bất cứ ai cũng có thể cầm bút và viết nên một mẫu quảng cáo cho riêng mình. Nhưng để quảng cáo của bạn bán được hàng lại là một câu chuyện khác. Như thiên tài ngành quảng cáo David Ogilvy đã châm ngôn: “We Sell or Else.” Chúng ta bán được hàng hoặc phá sản, tất cả chỉ có vậy. Quảng cáo giỏi phải bán được hàng, và tạo ra lợi nhuận cho công ty. Đó là công việc mà một copywriter vinh dự đảm nhận, và trọng trách trên vai họ chưa bao giờ là nhỏ, vì họ gánh vác cả vận mệnh của công ty trên vai mình cơ mà.

Ai sẽ cần tới “copywriting”, hay những “copywriter” sẽ cống hiến tài năng và nhiệt huyết của mình cho đối tượng nào?

Như đã nói phía trên, copywriting mang sứ mệnh cốt lõi trong hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường.

Thiếu đi những copywriter, các công ty sẽ chật vật trong việc truyền tải thông điệp và thu hút các khách hàng tiềm năng để gia tăng thị phần, hoặc giữ chân các khách hàng hiện tại.

Cho dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, doanh nghiệp nhà nước hay tổ chức phi chính chủ, công ty thương mại hay tổ chức phi lợi nhuận, tất cả đều cần tới các copywriter. Dưới đây là một ví dụ điển hình về việc thương hiệu Curnon xây dựng hệ thống các bài đăng content nhằm cung cấp kiến thức tới độc giả và kết nối với các khách hàng tiềm năng:

Ví dụ điển hình về việc thương hiệu Curnon xây dựng hệ thống các bài đăng content nhằm cung cấp kiến thức tới độc giả và kết nối với các khách hàng tiềm năng

Thường thì họ sẽ đính kèm các link kèm theo trong bài viết để dẫn dắt người đọc đi tới hành động mua, vì đó là mục đích cuối cùng của bài viết. Tuy nhiên cũng có những nội dung cung cấp miễn phí với bản chất đơn giản là một bài content writing, và nó không nhất thiết phải thúc ép khách hàng mua ngay lập tức.

Một dạng bài điển hình khác mà các copywriter thường đảm nhận, đó là các thông cáo và bản mô tả sản phẩm. Các thương hiệu cần một bản mô tả vắn tắt, súc tích mà vẫn thể hiện được giá trị và lợi ích của sản phẩm/dịch vụ đối với người tiêu dùng. Vì vậy, họ cần các copywriter chắp bút cho công ty của họ.

hàng ngàn các doanh nghiệp khác trên thị trường cũng đầu tư ngân sách lớn cho hoạt động marketing nói chung và copywriting nói riêng. Các doanh nghiệp tiềm năng điển hình có thể kể đến:

  • Công ty tài chính và đầu tư
  • Công ty dịch vụ tư vấn
  • Doanh nghiệp sản xuất
  • Tổ chức phi chính phủ
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ cộng đồng
  • Trung tâm đào tạo, giáo dục
  • Các agency quảng cáo, truyền thông
  • Bất cứ doanh nghiệp nào đang chào bán một sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng tiềm năng của mình

Và đó cũng mới chỉ là vài kiểu mẫu doanh nghiệp điển hình cần tới tài năng và sự sáng tạo của các copywriter. Số lượng các công ty/tổ chức tiềm năng – nơi mà copywriter có thể cống hiến và phục vụ hết mình sẽ còn gia tăng trong tương lai khi chúng ta đang và sẽ còn phát triển sự kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng hơn nữa.

Sự khác biệt giữa Content Writing và Copywriting là gì?

Có thể bạn từng nghe qua cả hai khái niệm này và được biết rằng chúng là hai lĩnh vực hoàn toàn riêng biệt.

Sự thật là vậy, Content Writing với Copywriting có nhiều hơn thế để chúng ta đi sâu hơn vào chi tiết và phân tích điểm khác biệt giữa chúng.

Nói đơn giản, Copywriting chú trọng vào việc thuyết phục và dẫn dắt khách hàng tới quyết định mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp; trong khi Content Writing tập trung vào việc tạo ra các nội dung có giá trị tới độc giả để gia tăng sự kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Vài cuốn sách tham khảo cho newbie “nhập ngành” trơ tru hơn

Để bắt đầu công việc copywriting, hiện tại ở Việt Nam đã khá phát triển và nguồn tài liệu cũng phong phú, đa dạng hơn để các bạn lựa chọn.

Trước hết, mình tin là các bạn nên năm được những kiến thức phổ quát nhất về marketing và quảng cáo, bạn có thể tìm đọc những cuốn sách sau:

  • Nguyên lý Marketing – Philip Kotler & Gary Armstrong
  • Lời tự thú của một bậc thầy quảng cáo & Quảng cáo theo phong cách Ogilvy – David Ogilvy

Để nhập môn thì mình nghĩ 3 cuốn trên là đủ, vì nó bao hàm những kiến thức nền tảng và cái nhìn toàn cảnh nhất về ngành nghề marketing và quảng cáo nói chung. Sau khi bạn đã “vượt ải” này, bạn có thể bắt đầu tìm hiểu thêm về các đầu sách riêng về lĩnh vực “copywriting”:

  • Tất tần tật các tác phẩm của tác giả Huỳnh Vĩnh Sơn – biệt danh Sói Ăn Chay
  • Các tác phẩm thuộc bộ GAM7 Magazine của nhà sách Rio Books
  • Khiêu vũ với ngòi bút – Joseph Sugarman, được mệnh danh là “phù thủy quảng cáo nước Mỹ”
  • Bạn có thể tìm hiểu và đọc thêm các tác phẩm khác nói về kĩ năng thuyết phục và các hiệu ứng tâm lý khai thác trong marketing & sales.

Mảnh đất màu mỡ mang tên “copywriting” vẫn ẩn chứa nhiều cơ hội tiềm năng giúp bạn tận dụng và khai thác, chào mừng bạn đến với thế giới quảng cáo!

Nguồn: Advertisingvietnam


Related Tags:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *